TOP các vật liệu xây dựng xanh thường thấy hiện nay

TOP các vật liệu xây dựng xanh thường thấy hiện nay
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, xu hướng ứng dụng vật liệu xây dựng xanh và nội thất ngày càng phổ biến trong nước và cả thế giới. Công nghệ ngày càng phát triển cộng với xuất hiện nhiều nguyên liệu mới thân thiện với môi trường hơn, giúp giảm tải hóa chất và khí thải được nhiều chủ đầu tư tin dùng. Vậy vật liệu xanh là gì? Cùng Cách Nhiệt An Tâm tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới này nhé!

An toàn với người dùng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng xanh đang dần trở thành sự lựa chọn tốt nhất của xu hướng xây dựng bền vững trong tương lai.

Vật liệu xanh là gì?

Vật liệu xanh được hiểu là các loại vật liệu được gia công và sử dụng không gây hại đến môi trường, có thể tái chế hoặc phân hủy xanh. Như vậy cả vòng đời của vật liệu xanh từ khâu gia công cho tới khi không còn được sử dụng, vật liệu xanh đều thân thiện, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của chúng ta.

Do đó vật liệu xanh rất an toàn, được khuyến khích gia công và sử dụng trên toàn thế giới, trong nhiều ngành nghề cuộc sống và công nghiệp. Vật liệu xanh không chỉ mang đến lợi ích cho môi trường mà tốt với cả sức khỏe của người gia công lẫn người sử dụng.

Tiêu chí và xu hướng sử dụng vật liệu xanh mới

Hiện nay các vật liệu xanh thường có chi phí gia công khá cao song nếu xét đến chi phí lâu dài thì lại tiết kiệm hơn VLXD truyền thống rất nhiều. Gia công vật liệu xanh hiện nay cần phải đảm bảo đủ 2 tiêu chí sau:

  • Sử dụng ít năng lượng nhất có thể trong việc gia công.
  • Tiết kiệm được nhiều điện năng tiêu thụ nhất khi đưa vào sử dụng.

Gia công và sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) xanh góp phần tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, đồng thời còn tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… Nhiều loại VLXD xanh đã được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích sử dụng, nhưng phổ biến nhất vẫn là VLXD không nung. Nguyên liệu gia công được lấy từ các phế thải công nghiệp, có khả năng tái sử dụng và dễ tiêu hủy sau khi không còn công năng nữa.

Lợi ích của việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh là gì?

Sử dụng các sản phẩm và VLXD xanh thúc đẩy việc bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái sinh đang bị suy giảm trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, khi VLXD xanh góp mặt vào các dự án xây dựng thì có thể giúp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường từ việc khai thác, xử lý, vận chuyển nguyên liệu, lắp đặt, chế tạo, loại bỏ, tái sử dụng cũng như tái chế lại các nguồn vật liệu của ngành xây dựng này.

Vật liệu thân thiện với môi trường cũng mang lại những lợi ích cụ thể cho chủ sở hữu tòa nhà và những người sử dụng tòa nhà. Tiêu biểu là giúp giảm chi phí bảo trì- thay thế trong suốt thời gian sử dụng của công trình. Các VLXD xanh cũng góp phần giúp các công trình bảo tồn năng lượng.

Trong quá trình xây dựng với vật liệu thân thiện với môi trường thì không ảnh hưởng sức khỏe và năng suất của người làm việc. Các chi phí liên quan đến việc thay đổi cấu trúc không gian cũng được tiết kiệm đáng kể. Đặc biệt tính linh hoạt, thay đổi trong thiết kế cũng được nâng cao hơn.

Top các vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường

1. Xốp cách nhiệt XPS

Tấm xốp cách nhiệt XPS
Tấm xốp cách nhiệt XPS

Tấm XPS cách nhiệt hay còn được gọi là tấm xốp cách nhiệt, với chất lượng cơ học cao nhờ tính ổn định trong cấu trúc vật lý trong tấm xốp, ngoài ra sản phẩm còn có tác dụng ngăn nước, chống ẩm, cách âm, cách nhiệt khá tốt,…

Chất liệu Polystyrene để làm tấm XPS rất an toàn với người sử dùng và đặc biệt rất thân thiện với môi trường. Vật liệu XPS không mang lại chất độc nguy hiểm, không bị nấm mốc và ăn mòn mà lại có thể tái sử dụng nhiều lần.

2. Gạch không nung

Gạch không nung
Gạch không nung

Gạch không nung hay còn gọi là gạch bê tông bùn là 1 VLXD xanh thân thiện với môi trường và rất được ưa chuộng trong các công trình dân dụng. Loại gạch này không cần trải qua công đoạn dùng than củi để đốt, do vậy tiết kiệm được nguồn nhiên liệu khá lớn. Giúp hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi cũng như không gây hại đến môi trường.

Tại Việt Nam, vật liệu này chiếm tỉ trọng sử dụng lên tới 21% tổng các VLXD trên thị trường và được cho là sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

3. Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái được gia công từ các sợi hữu cơ và chất chống thấm asphalt theo phương pháp ép lớp. Nhờ vậy mà tấm lợp sonh thái có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn, rất phù hợp với các công trình ở ven biển. Ngoài ra, sản phẩm này còn có khả năng chống nóng, cách âm khá tốt và giúp tiết kiệm điện năng dùng cho điều hòa vào những ngày nắng nóng.

4. Đá chẻ

Đá chẻ
Đá chẻ

Với các đặc tính như: chịu được nhiệt độ cao, khả năng chịu lực cao, đa dạng màu sắc, vân đá tự nhiên,… đá chẻ mang đến cho công trình chất lượng vĩnh cửu và vẻ đẹp sang trọng tinh tế. Bên cạnh đó, đá chẻ được gia công bằng công nghệ không nung nên ít gây tác động tới môi trường.

5. Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ

Dù có giá thành cao hơn so với gạch thông thường nhưng bù lại, bê tông nhẹ sẽ giúp cho bạn giảm chi phí làm nền móng, vữa trát và còn là 1 trong các vật liệu xanh được khuyến khích sử dụng vì quá trình gia công ít phát thải ra môi trường tự nhiên.

6. Sơn sinh thái

Sơn sinh thái
Sơn sinh thái

Sơn sinh thái là 1 trong những loại vật liệu xanh mà bạn không nên bỏ lỡ bởi thành phẩm đã được loại bỏ các tạp chất độc hại, không có chì (Pb), thủy ngân (Hg) cũng như chất hữu cơ độc hại VOC (Là 1 hợp chất hóa học được thải ra môi trườn dưới dạng khí từ chất rắn hoặc chất lỏng). Đặc biệt, nó có thể hấp thụ được các mùi hôi, CO2, chống cháy và ăn mòn. Ngoài ra sản phẩm còn chống lại các tầng sóng có hại như sóng điện tử giúp bảo vệ sức khỏe cho con người.

7. Kiện rơm

Kiện rơm
Kiện rơm

Kiện rơm là 1 vật liệu xây dựng xanh thường được sử dụng nhiều ở trong các nông trại bởi tính sẵn có cũng như khả năng cách âm, cách nhiệt khá cao. Đồng thời, kiện rơm cũng có khả năng chống cháy bởi khi gia công, rơm được nén, ép chặt lại với nhau nên không khí không thể lọt qua nên bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề cháy nổ.

8. Gỗ ốp tường xanh

Gỗ ốp tường xanh

1 số vật liệu như gỗ ốp tường xanh Weathertex của Úc được gia công bởi công nghệ ép bằng áp suất hơi nước, gỗ được ép từ vụn gỗ hoặc xay từ nhánh cây, cành cây tận thu. Thành phần vụn gỗ chiếm 97% và 3% là chất kết dính. Loại gỗ này được gia công để làm vách công trình, có những ưu điểm hơn hẳn gỗ tự nhiên như không cong vênh do chịu được môi trường thời tiết ngoài trời, không mối mọt, chống cháy, chất lượng cao.

Gỗ ốp tường xanh giúp bảo vệ môi trường bởi không sử dụng các cây gỗ rừng tự nhiên mà dùng cây tận thu từ gỗ rừng trồng, có thể tái chế lại 100%. Hiện nay trên thị trường có 2 loại: ván trong nhà và ngoài trời với nhiều vân gỗ và đa dạng màu sắc để bạn chọn lựa. Các chất kết dính các vụn gỗ không có tính độc hại cho con người và môi trường.

Vật liệu này còn có kích thước tiêu chuẩn nên việc xây dựng dễ và nhanh chóng. Trọng lượng tấm gỗ ốp tường xanh nhẹ, thích hợp cho việc nâng tầng.

9. Tấm xi măng xanh

Tấm xi măng xanh
Tấm xi măng xanh

Tấm xi măng xanh hay còn gọi là xi măng địa polime (Geopolymer), là 1 loại VLXD thân môi trường và đổi mới được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless trực thuộc trường đại học Công nghệ Louisiana (TTC) ở Mỹ và được trưng bày tại cuộc triển lãm giao thông tổ chức tại Trung tâm Khoa học Detroit.

Được Tiến sĩ Erez Allouche hiện là Giám đốc của TTC và nhóm nghiên cứu của ông phát triển. Xi măng địa polime là 1 thế hệ vật liệu xi măng mới sử dụng “tro bay” 1 trong những sản phẩm phụ trong công nghiệp dư thừa nhất, với vai trò là vật thay thế cho xi măng Portland, loại vật liệu được tổng hợp và gia công phổ biến nhất trên thế giới.

Tiến sĩ Allouche cho hay xi măng địa polime này thu hút được sự chú ý rộng rãi của công chúng tới công nghệ xây dựng xanh mới nổi này. Nếu mọi người nhận thức được rằng có những phương pháp bền vững hơn để xây dựng cầu đường thì sẽ khiến cho các cơ quan của chính phủ khai thác và thúc đẩy các công nghệ “xanh hơn”. Tầm ảnh hưởng như vậy là rất thiết yếu đối với các vật liệu mới, ví dụ như xi măng địa polime, để góp phần vượt qua rất nhiều rào cản hành chính tồn tại giữa phòng thí nghiệm và ngành xây dựng.

So sánh với xi măng Portland thông thường thì xi măng địa polime có những đặc tính hơn hẳn như độ chống ma sát, chịu lửa tốt hơn (lên tới 2400°F), có sức căng và biến dạng cao, độ co ngót thấp.

10. Gạch ốp lát tái chế

Gạch ốp lát tái chế
Gạch ốp lát tái chế

Gạch ốp lát tái chế được gia công từ nguyên liệu gạch vỡ, gạch vụn thải ra trong gia công. Sản phẩm được xử lý công nghệ đặc biệt cho ra thành phẩm sử dụng từ “xà bần” chiếm tới 50– 100%. Ở loại gạch ốp lát, lần đầu xuất hiện loại gạch dùng nguyên liệu tái sinh 100% như gạch khổ lớn Fiandre của Vietceramics.

Mặc dù là vậy nhưng gạch ốp lát tái chế vẫn đảm bảo kỹ thuật cũng như thẩm mỹ và cho ra các khổ gạch lớn. Màu sắc của gạch được quyết dịnh bởi tỷ lệ nguyên liệu tái chế dùng nhiều hay ít, màu trắng là tỷ lệ 50%, màu xám tỷ lệ 70% và màu đen thì tỷ lệ 100%.

11. Kính Tiết Kiệm Năng Lượng

Kính Tiết Kiệm Năng Lượng
Kính Tiết Kiệm Năng Lượng

Vật liệu thân thiện với môi trường kính tiết kiệm năng lượng đặc biệt này phù hợp với vùng khí hậu ở Việt Nam. Sản phẩm gồm 2 loại là kính Low E và kính Solar Control.

  • Kính tiết kiệm năng lượng Low E gia công dựa trên phương pháp phủ offline trong môi trường chân không, giúp tối ưu khả năng cách nhiệt cách âm hiệu quả. Mùa hè, kính Low E có thể giúp ngăn chặn tia tử ngoại và sức nóng từ mặt trời. Còn vào mùa đông kính giúp chặn hơi ấm bên trong tòa nhà truyền ra ngoài. Với khả năng này thì kính Low E giúp tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả.
  • Kính tiết kiệm năng lượng Solar Control là kính cản nhiệt cao cấp, với nhiều lớp metallic siêu mỏng trên bề mặt giúp cản đến 99% tia UV và 65% năng lượng mặt trời. Từ đó kinh solar control cho giúp không gian bên trong ngôi nhà luôn dễ chịu, tiết kiệm điện cho hệ thống điều hòa lên đến 60%.

Ngoài ra, còn 1 số loại vật liệu xanh truyền thống được làm từ: tre, sợi gỗ, xơ mướp, kiện rơm, đá ong,… cũng được áp dụng ở nhiều công trình nội thất như :sân vườn, phố cổ,…

12. Bao cát

Nhà xây bằng bao cát
Nhà xây bằng bao cát

Công nghệ xây dựng sử dụng bao đất, bao cát (earthbag) đang được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ chi phí thấp. Thời gian hoàn thiện sản phẩm rất nhanh mà vẫn đảm bảo độ kiên cố, vững chắc cho công trình. Xu hướng này khởi nguồn từ các quốc gia đang phát triển khu vực châu Phi như Zimbabwe, Nam Phi, Mozambique, Madagascar, Namibia...

Cách xây nhà bao cát cũng rất đơn giản. Những bao cát được xếp chồng lên nhau và cố định với nhau bằng dây thép để không bị trượt xuống. Tại 1 số quốc gia, chẳng hạn như Colombia, ngoài nguyên liệu chính là cát. Người ta còn trộn thêm 1 số chất như vôi, xi măng, đất sét. Đồng thời trét thêm 1 lớp gạch sống hay thạch cao ở bên ngoài để bảo vệ công trình khỏi tác động của ngoại cảnh. Với cấu trúc này thậm chí còn có thể chịu được các cơn động đất.

13. Vật liệu cách nhiệt lạnh PU

Vật liệu cách nhiệt lạnh PU
Vật liệu cách nhiệt lạnh PU

Tấm cách nhiệt PU (PolyUrethane) có khả năng cách nhiệt hoàn hảo, chống ẩm, chống cháy tốt, không bị lão hóa, khả năng chịu lực và có chất lượng cao. Trong xây dựng, tấm cách nhiệt PU được sử dụng để làm nhà tiền chế, nhà lắp ghép, bệnh viện, trường học,…

14. Panel cách nhiệt SIPs

Panel cách nhiệt SIPs
Panel cách nhiệt SIPs

Thành phần chính tạo nên tấm panel cách nhiệt SIPs là tấm xốp và tấm sợi OSB- (OSB là viết tắt của từ Oriented Strand Board, là sản phẩm được làm từ các mảnh gỗ mỏng kết dính với nhau bởi 1 loại keo tổng hợp rồi ép chúng lại với nhau bằng áp suất lớn thành khối đồng nhất theo hướng chéo).

Tấm SIPs mất ít nguyên liệu và năng lượng để gia công hơn so với các hệ thống kết cấu khác. Không chỉ có khả năng cách nhiệt tốt, tấm panel cách nhiệt SIPS còn đạt được chứng chỉ chứng nhận năng lượng LEED Platinum và tiêu chuẩn Nhà thụ động.

15. Sợi tự nhiên

Sợi tự nhiên
Sợi tự nhiên

Sợi tự nhiên như bông, len,… cũng được xếp vào là vật liệu cách nhiệt xanh phổ biến cho các công trình xây dựng. Sợi bông hay len lái chế sẽ được ép thành các tấm và xếp vào các bức tường hay khung gỗ.

16. Sợi thủy tinh

Sợi thủy tinh
Sợi thủy tinh

Sợi thủy tinh Glasswool cũng được sử dụng cho mục đích cách nhiệt dưới dạng các tấm thủy tinh. Mặc dù trong sợi thủy tinh có chứa 1 số thành phần độc hại. Nhưng nhờ đặc tính siêu cách nhiệt và giá thành rẻ nên nó vẫn được coi là 1 loại VLXD xanh.

17. Các vật liệu xây dựng xanh có thể tái chế

Các vật liệu xây dựng xanh có thể tái chế
Các vật liệu xây dựng xanh có thể tái chế

Việc sử dụng VLXD tái chế có tác dụng làm giảm nhu cầu vật liệu mới, giảm thiểu chi phí gia công, chi phí vận chuyển, chi phí xử lý chất thải,…

Bạn có thể tận dụng các vật liệu xây dựng tái chế theo các gợi ý dưới đây để giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình:

  • Gạch: Sử dụng những viên gạch lành lặn cho các bức tường chắn, các công trình phụ; gạch vỡ thì dùng làm nền móng, lối đi.
  • Bê tông: Bê tông vụn có thể được tận dụng để làm nền nhà, san lấp công trình hoặc làm nguyên liệu để sản xuất cho gạch không nung.
  • Kim loại: Được tái sử dụng nhiều nhất chính là thép. Thép được tái chế gần như hoàn toàn, cho phép tái chế lặp đi lặp lại.
  • Gỗ: Gỗ tái chế được tận dụng từ nhà kho, những thùng rượu, thùng chở hàng,… Gỗ dư thừa từ các công trình xây dựng có thể được tái sử dụng cho các dự án xây dựng khác nhau sau khi được làm sạch.
  • Nhựa: Chất thải nhựa chỉ có thể được tái chế tốt nhất khi các phế liệu này được thu gom riêng, không pha trộn với các chất thải khác. Nhựa sau khi được làm sạch có thể được tái sử dụng trong các sản phẩm như ống dẫn cáp, cửa sổ PVC, mái nhà hay sàn nhà,…

18. Sàn Phẳng hộp Ubot

Sàn Phẳng hộp Ubot
Sàn Phẳng hộp Ubot

Sàn phẳng hộp Ubot là 1 giải pháp xây dựng thay thế cho sàn bê tông cốt thép truyền thống. Sở dĩ loại vật liệu này được xếp vào VLXD xanh là vì nó cấu thành từ các hợp Ubot. Hộp Ubot được gia công thì nhựa tái chế Polypropylene với dạng hộp định hình rỗng. Như vậy từ khâu gia công vật liệu thì sàn phẳng Ubot đã góp phần giảm thiểu 1 lượng lớn các loại nhựa có hại cho môi trường.

Hơn thế nữa, nhờ có cấu tạo từ các hộp rỗng mà sàn phẳng hộp Ubot đã giúp giảm thiếu 1 lượng lớn bê tông trong xây dựng, góp phần củng cố sự phát triển bền vững, lại vừa đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho chủ đầu tư.

19. Hệ Thống Chống Ngập Úng

Hệ Thống Chống Ngập Úng
Hệ Thống Chống Ngập Úng

Hệ thống chống ngập úng có hình dạng là những khối oval có những khoảng rỗng. Loại vật liệu này được gia công từ nguyên liệu tái chế thân thiện với môi trường. Khi sử dụng sản phẩm này, các kỹ sư không chỉ thấy được ý nghĩa to lớn đối với môi trường mà còn thấy được hiệu quả mà nó mang lại.

Ví dụ tiêu biểu là khi lắp đặt những quả bóng nhựa này trong những mảnh đất dọc theo vườn hoa 2 bên đường, hệ thống này có thể chịu được tải trọng 1 lượng xe lớn lưu thông qua lại. Hiện tượng ngập úng cục bộ cũng sẽ được giải quyết khi lưu lượng nước mưa thấm vào lòng đất nhanh và nhiều hơn. Quá trình xây dựng cũng được đơn giản hóa, tiết kiệm nhiều sức người và chi phí lắp đặt.

20. Sàn Bán Lắp Ghép

Sàn Bán Lắp Ghép
Sàn Bán Lắp Ghép

Sàn bán lắp ghép cũng thường được biết đến rộng rãi là 1 trong những VLXD xanh giúp bảo vệ môi trường. Loại sàn ½ lắp ghép này đã được LPC đưa vào nhiều cải tiến nên có thể sử dụng rất hiệu quả cho các công trình như nhà ở liền kề, nhà xây chen hay biệt thự,…

Khi sử dụng loại sàn ½ lắp ghép này, bạn sẽ nhận ra được thời gian xây dựng được rút gọn đáng kể, chi phí cốp pha cũng sẽ giảm xuống nhiều.

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CHỐNG NÓNG AN TÂM
Văn phòng giao dịch: 51/26/20 đường Vườn Lài nối dài, P.Thạnh Lộc, Q.12
Địa chỉ kho hàng TPHCM: 79 Vườn Lài (Nối Dài) Phường Thạnh Lộc Quận 12 Tp Hồ Chí Minh
Chi nhánh HN: Ngõ 176 đường Cao Lỗ, xã Uy Lỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Điện thoại: 028.3720.3028 – Fax: 028.6282.0433
Hotline:

*Chi nhánh miền Nam:

0901.37.34.39  Ms. Thủy 

0943.44.22.07 Mr. Định

0911.78.28.28 Ms. Thúy

0911 78 86 68 Ms. Khánh

0934 090 593 Ms. Phương

0933.156.195 Ms. Tiên

0707.34.36.39 Mrs. Hảo

*Chi nhánh miền Bắc:

08 42 8082 88 Ms.Thảo

08.47.80.82.88 Ms.Thảo Vũ

08.49 80 80 82 Mrs.Hùng

0901.47.66.67 Ms.Uyên

Email: cachamchongnong@gmail.com

Website: https://cachnhietantam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web Cách Nhiệt An Tâm sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt nhất. Bằng cách "Chấp nhận", bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của Cách Nhiệt An Tâm. Chân thành cám ơn bạn!