Nhà Xưởng Tiền Chế Là Gì? Những lưu ý khi Thiết Kế Và Thi Công Nhà Xưởng Tiền Chế

nhà xưởng đẹp
5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật vào 04/12/2023 bởi An Tâm Cách Nhiệt

Nhà xưởng tiền chế là gì?

nhà xưởng đẹp

Nhà xưởng thép tiền chế hay còn được gọi là nhà xưởng khung thép tiền chế hoặc nhà tiền chế. Nhà xưởng được thiết kế, xây dựng hoàn toàn dựa trên mô hình kết cấu thép, không sử dụng bê tông.

Các kết cấu thép thường được sản xuất trực tiếp từ nhà máy. Được tạo hình, đột lỗ và cắt theo chiều dài nhất định. Sau đó chúng được vận chuyển đến công trường để lắp ráp thành nhà xưởng. Nhờ đó thời gian thi công nhanh chóng hơn, tính linh hoạt cao hơn mà vẫn giữ được khả năng vượt nhịp lớn.

Các dự án xây dựng nhà kho hoặc xưởng sản xuất thường sử dụng loại nhà xưởng này. Ngoài ra các dự án xây dựng siêu thị, nhà cao tầng, nhà hàng, quán ăn,… cũng đang dần xây dựng theo mô hình này.

Ưu nhược điểm của nhà xưởng tiền chế

Dưới đây là một số ưu nhược điểm giúp chủ đầu tư đánh giá chính xác, khách quan trước khi xây dựng.

Xem thêm: Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng

Ưu điểm của nhà xưởng thép tiền chế

nhà xưởng đẹp

Một số ưu điểm nổi bật khi lựa chọn xây dựng loại nhà xưởng này có thể kể đến như:

Giá thành xây dựng rẻ: Chi phí xây dựng nhà xưởng thép tiền chế thấp hơn nhiều so với các hình thức khác. Nguyên nhân là do kết cấu thép đã được chế tạo sẵn trước khi lắp đặt. Bên cạnh đó doanh nghiệp không phải chi trả nhiều tiền cho việc xây dựng cột, dầm bằng bê tông cốt thép.

Khả năng chịu lực tốt: Sử dụng hoàn toàn khung thép để xây dựng mô hình nhà xưởng góp phần giảm tải trọng cho toàn bộ công trình. Khả năng dễ tạo hình (uốn, nắn, kéo, nén,…) cũng là một trong những nhân tố quan trọng giúp công trình có khả năng chịu lực tốt, gia tăng tuổi thọ bền lâu.

Xây dựng nhanh chóng: Toàn bộ khung thép được thiết kế và chuẩn bị sẵn tại nhà máy, sau đó được vận chuyển đến công trường xây dựng để lắp ráp. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

Tiết kiệm vật liệu xây dựng: Sử dụng mô hình nhà xưởng thép tiền chế doanh nghiệp có thể tiết kiệm được tối đa chi phí nguyên vật liệu cho các khu vực ít phải chịu lực, thay vì sử dụng dàn trải như trước.

Sử dụng quỹ đất linh hoạt: Với kết cấu nhỏ gọn, khung thép không chiếm nhiều không gian của quỹ đất. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa hóa quỹ đất của mình.

Bên cạnh đó với khả năng thiết kế linh hoạt, sử dụng thép làm khung nhà xưởng cho phép doanh nghiệp hiện thực hóa được những ý tưởng, mong muốn của mình.

Nhược điểm của nhà xưởng thép tiền chế

nhà xưởng đẹp

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên loại hình nhà xưởng này cũng có một số nhược điểm cố hữu.

Khả năng chịu nhiệt kém: Mặc dù không bắt lửa nhưng ở mức nhiệt độ cao khoảng 250 °C thép chuyển trạng thái từ rắn sang dẻo. Khả năng chịu lực của công trình bị ảnh hưởng nếu có hỏa hoạn.

Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm: Với môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, tình trạng thép bị ăn mòn dẫn đến gỉ sét là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng các loại thép mạ kẽm.

Độ bền tương đối: Ở những khu vực nền địa lý không ổn định thì độ vững chắc và bền bỉ của nhà thép vẫn kém hơn so với nhà bê tông.

Cấu tạo của nhà xưởng thép tiền chế

Một mô hình nhà xưởng thép tiền chế thông thường bao gồm 5 bộ phận chính.

Hệ thống kết cấu móng

nhà xưởng đẹp

Móng nhà xưởng có tác dụng truyền tải trọng công trình từ bên trên xuống kết cấu và nền đất cứng bên dưới. Hiện nay, nhà xưởng thép tiền chế vẫn sử dụng kết cấu móng kiểu bê tông cốt thép để đảm bảo độ vững chắc.

Móng nhà xưởng được chia thành 4 loại cơ bản là: móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè. Tùy vào vị trí địa lý (địa chất) và mức tải trọng của công trình mà doanh nghiệp được nhà thầu tư vấn loại móng xây dựng phù hợp.

Nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông, dưới là một lớp cát đầm chặt và đá base. Chiều dày của nền bê tông được thiết kế dựa trên tải trọng của toàn bộ công trình. Ngoài ra nếu cần bề mặt sàn sáng bóng và sạch sẽ thì doanh nghiệp nên sơn epoxy hoặc đánh bóng trước khi sử dụng.

Hệ thống khung cột, kèo nhà xưởng

Đây là hệ thống kết cấu chính của công trình thép tiền chế. Cột, kèo nhà xưởng được các kỹ sư xây dựng thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và vượt nhịp lớn (lên đến 100m) theo yêu cầu của khách hàng. Cột và kèo thường được thiết kế theo dạng dàn hoặc dạng thép H thay đổi tiết diện và được liên kết với nhau bởi bản mã và bu lông cường độ cao.

Cửa trời và mái Canopy

Cửa trời có tác dụng thông gió mang lại không gian thoáng mát trong lành, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên làm việc. Thông thường, cửa trời được thiết kế đặt trên đỉnh nhà xưởng.

Mái Canopy là hệ thống mái sảnh, có tác dụng che chắn nắng, mưa cho các vị trí cửa ra vào và cửa sổ của nhà xưởng.

Xà gồ, hệ giằng

Xà gồ được ứng dụng trong xây dựng nhà xưởng thép tiền chế thường có dạng chữ Z hoặc C,… Xà gồ sẽ liên kết trực tiếp với hệ thống khung, cột chính có tác dụng nâng đỡ hệ mái tôn bên trên. Khoảng cách chuẩn giữa hai xà gồ dao động trong khoảng từ 1m đến 1,5m.

Hệ giằng (bao gồm: giằng cột, giằng xà gồ, giằng mái) có tác dụng gia tăng sự ổn định cho hệ thống kết cấu chính trong suốt quá trình từ thi công lắp đặt cho đến sử dụng.

Mái tôn che nhà xưởng tiền chế

Mái tôn che nhà xưởng đơn giản nhất là loại tôn có một lớp mạ màu. Vừa chống lại sự ăn mòn của môi trường xung quanh vừa gia tăng giá trị thẩm mỹ nhà xưởng. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng như ở Việt Nam, tôn che mái thường được thiết kế thêm một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh hoặc sơn chống nóng.

Các loại nhà xưởng thép tiền chế phổ biến nhất

nhà xưởng đẹp

Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mục đích sử dụng của doanh nghiệp, các kỹ sư đã nghiên cứu và thiết kế ra nhiều loại nhà xưởng thép tiền chế khác nhau. Điển hình như:

Nhà không cột giữa 2 mái (Clear Span): Nhịp thiết kế tối đa đạt 100m, tuy nhiên kinh tế nhất nên thiết kế nhịp trong khoảng từ 10m – 30m.

Nhà không cột giữa 1 mái (Single Slope): Nhịp thiết kế tối đa đạt 50m, tuy nhiên kinh tế nhất nên thiết kế nhịp nhỏ hơn 15m.

Nhà một cột giữa 2 mái – Multi-span “1”: Nhịp thiết kế tối đa đạt 120m, tuy nhiên kinh tế nhất nên thiết kế nhịp trong khoảng từ 26m – 50m.

Đơn giá xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế mới nhất

Đơn giá xây dựng nhà xưởng tiền chế mới nhất

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới đơn giá xây dựng. Nên rất khó để có thể đưa ra 1 báo giá chính xác, mỗi nhà thầu lại đưa ra 1 mức giá khác nhau những sẽ chênh lệch không nhiều.

Để biết đơn giá thi công nhà xưởng chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp tới các công ty có uy tín trên thị trường để nhận sự tư vấn chuyên nghiệp, cụ thể về lĩnh vực này.

Với kinh nghiệm thi công nhiều dự án kho lạnh, nhà xưởng, nhà ở từ nhỏ đến lớn, An Tâm sẽ đưa ra đơn giá xây nhà xưởng cơ bản phổ biến cho 1 số loại nhà xưởng, để các bạn có 1 cái nhìn chung, tham khảo và dự trù được kinh phí xây dựng.

4.1 Vật tư sử dụng để xây dựng khung thép tiền chế

Hạng mục công việc Đơn vị Ghi chú vật tư thi công
Móng cọc D250 – bê tông cốt thép m Thép Vinakyoei, bản mã 6 mm
Đóng cọc tràm chiều dài 4m, D8-10 Cây Cọc tràm loại 1- thẳng, đủ ĐK
Phá dỡ bê tông đầu cọc Cái Máy cơ giới
Đào đất nền thủ công m3 Máy cơ giới
Đào đất bằng cơ giới m3 Máy cơ giới
Đắp đất nền thủ công m3 Máy cơ giới
Đắp đất bằng cơ giới m3 Máy cơ giới
Nâng nền bằng cát san lấp m3 Máy cơ giới
Nâng nền bằng cấp phối 0-4 m3 Máy cơ giới
San đổ đất dư m3 Máy cơ giới
Bê tông lót đá 1×2, M150 m3 Xi măng Hà Tiên, Holcim
Bê tông đá 1×2, mác 250 m3 Xi măng Hà Tiên, Holcim
Ván khuôn kết cấu thường m2 Máy cơ giới
Ván khuôn kết cấu phức tạp (xilô, vòm) m2 Máy cơ giới
Gia công lắp đặt cốt thép xây dựng kg Thép Vinakyoei hoặc Pomina
Xây tường 10 gạch ống 8x8x18 m3 Gạch tuynel ĐN, SG, BD
Xây tường 20 gạch ống 8x8x18 m3 Gạch tuynel ĐN, SG, BD
Xây tường 10 gạch thẻ 4x8x18 m3 Gạch tuynel ĐN, SG, BD
Xây tường 20 gạch thẻ 4x8x18 m3 Gạch Tuynel ĐN, SG, BD
Trát tường ngoài, M75 m2 Xi măng Hà Tiên, Holcim
Trát tường trong, M75 m2 Xi măng Hà Tiên, Holcim
Bả bột sơn nước vào tường m2 Bột bả tường Nippon
Bả bột sơn nước vào cột, dầm, trần m2 Bột bả tường Nippon
Sơn nước vào tường ngoài nhà m2 Sơn Nippon + lót
Sơn dầm, trần, tường trong nhà m2 Sơn Nippon + lót
Chống thấm theo quy trình công nghệ m2 Theo công nghệ Sika
Vách ngăn thạch cao – 1 mặt m2 Tấm 12 mm, khung Vĩnh Tường.
Vách ngăn thạch cao 2 mặt m2 Tấm 12 mm, khung Vĩnh Tường.
Khung (cột + khung + dầm + cửa trời + mái hắt) kg Thép CT3, TCXDVN
Giằng (mái + cột + xà gồ) kg Thép CT3, TCXDVN
Xà gồ C (thép đen + sơn) kg Thép CT3, TCXDVN
Tole hoa (4mm) trải sàn m2 Thép CT3, TCXDVN
Sàn cemboard 20mm (100 kg/m2) m2 Thông Hưng, Việt Nam
Lợp mái tole m2 Tôn Hoa Sen, Povina

Xem thêm: Báo giá thi công xây dựng nhà xưởng

4.2 Đơn giá xây dựng nhà xưởng sản xuất tiền chế (hệ vượt nhịp từ 20 đến 30m)

Giá từ 1,610,000 – 2,500,000 VNĐ/m2 tùy thuộc vào diện tích, qui mô nhà xưởng, ngành nghề hoạt động, khung kèo cột, nền nhà xưởng. Công ty đưa ra bảng báo giá tham khảo mức độ tương đối chính xác, tùy vào diện tích thi công xây dựng.

Mô tả sơ bộ:

  • Nền nhà xưởng bê tông cốt thép, sơn epoxy.
  • Chiều cao dưới 7,5 m.
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp.
  • Mái panel dày 50 mm, tường panel, của nhôm kính.
  • Trần thạch cao.

Nhà xưởng sử dụng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, mái tôn.

Đơn giá xây dựng: 2.000.000- 2.200.000 VNĐ/m2.

Mô tả sơ bộ:

  • Chiều cao dưới 7,5 m,
  • Cột bê tông cốt thép,
  • Vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời.
  • Mái tôn 0,45 m
  • Tường 220 xây cao 4 m, thưng tôn và cửa chớp tôn

4.3 Đơn giá xây dựng nhà xưởng tiền chế, nhà kho đơn giản

Diện tích: dưới 1500 m2, cao độ dưới 7,5m, cột xây lõi thép hoặc cột đổ bê tông, kèo thép v, sắt hộp, vách xây tường 100 mm, vách tole,mái tole

Không cầu trục: Đơn giá xây dựng từ 1.300.000- 1.500.000 VNĐ/m2.

Có cầu trục 5– 10 tấn: Đơn giá xây dựng: 1.800.000– 2.000.000 VNĐ/m2

Mô tả sơ bộ công trình:

  • Chiều cao dưới 7.5 m.
  • Tường 110 xây cao 2 m, thưng tôn, cửa chớp tôn.
  • Mái tôn 1 lớp 0,45 mm.
  • Cột kèo thép tổ hợp.
  • Nền bê tông dày 15 cm.

4.4 Đơn giá áp dụng cho nhà tiền chế, nhà xưởng, nhà kho (Không đổ bê tông)

Giá từ: 450,000– 1,200,000 VNĐ/m2, xà gồ C dầy 1,8- 2 mm, sắt hộp 5×10, 6×12, Cột I100– I200 hoặc sử dụng cột điện để giám giá thành và tăng độ bền sản phẩm, thép đặc làm kèo, Bu Lông, ốc vít liên kết, cáp căng, bản mã,  mái tôn dày 4,5 zem.

Chú ý: Đơn giá thi công nhà xưởng giá rẻ của chúng tôi đưa ra trên đây chỉ để tham khảo, nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu đơn giá xây dựng nhà xưởng, hãy liên hệ với An Tâm để nhận được báo giá xây nhà xưởng chính xác và chi tiết nhất.

CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CHỐNG NÓNG AN TÂM
Văn phòng giao dịch: 51/26/20 đường vườn lài nối dài, p. An phú Đông, Q 12
Địa chỉ kho hàng: 79 Vườn Lài (Nối Dài) Phường Thạnh Lộc Quận 12 Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3720.3028 – Fax: 028.6282.0433
Hotline:

Email: cachamchongnong@gmail.com

Website: https://cachnhietantam.com

Trang web Cách Nhiệt An Tâm sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt nhất. Bằng cách "Chấp nhận", bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của Cách Nhiệt An Tâm. Chân thành cám ơn bạn!