Top 15 Những cây phong thủy trong nhà bếp nên trồng

Top 1 Những cây phong thủy trong nhà bếp nên trồng
4.5/5 - (10 bình chọn)

Cập nhật vào 13/04/2024 bởi An Tâm Cách Nhiệt

Top 15 cây phong thủy trong nhà bếp nên trồng gồm: cây hương thảo, cây húng bạc hà, hành tây, tùng thơm, oải hương, nha đam, dương xỉ, lưỡi hổ, xương rồng, cây dây nhện lan chi, cây phất dụ phát tài, cây lan ý, cây trầu bà cẩm thạch, cây lan quân tử, cây phú quý. Phòng bếp cũng là địa điểm lý tưởng để đặt cây phong thủy mà ít người để ý. Vậy những cây phong thủy trong nhà bếp nào nên trồng?

Tiêu chí để chọn cây phong thủy trong phòng bếp

Tiêu chí để chọn cây phong thủy trong phòng bếp trước hết phải là những loại cây nhỏ gọn, cành lá không lòa xòa dễ gây vướng víu. Nên chọn giống cây có khả năng khử mùi, hấp thụ các chất độc có trong khói bếp như dương xỉ. Ngoài ra cũng có thể đặt 1 số chậu cây, hoa có màu sắc rực rỡ, tươi vui giúp kích thích cảm giác thèm ăn chẳng hạn như tía tô cảnh, hoặc đỗ quyên…

Với những nhà bếp nhỏ bạn cũng không nên bỏ qua các loại cây có tác dụng thanh lọc không khí, có thể đặt 1 chậu cây nhỏ cũng được. Theo các chuyên gia, tỉ lệ cây trồng đặt trong nhà bếp chỉ xếp sau phòng khách.

Nguyên nhân là vì phòng bếp cũng là nơi mà 1 số thành viên trong gia đình thường xuyên có mặt, hơn nữa, nhiệt độ môi trường trong phòng bếp cũng thuận lợi cho đa số thực vật phong thuỷ phát triển.

Ngoài ra, 1 lý do khác nữa để bạn đặt cây trong nhà bếp là vì không gian này thường được sử dụng gam màu sáng, nhẹ kết hợp với bồn rửa bằng inox sáng nên rất dễ kết hợp với các loại cây trồng, vừa có tác dụng trang trí lại có giá trị phong thủy.

Lưu ý vị trí đặt cây phong thủy trong nhà bếp

– Đặt chậu cây ở phía Nam của phòng bếp. Những loại cây lá rộng được cho là có tác dụng chiêu tài. Những căn bếp đặt ở khu vực phía Nam ngôi nhà hoặc có cửa sổ hướng Nam sẽ nhận luồng ánh nắng mặt trời chiếu rất mạnh, do đó chủ nhà thường có khuynh hướng tiêu tiền bạc phung phí, bừa bãi. Nếu đặt 1 chậu cây lá rộng ở đây có thể giúp trì hoãn khí Dương quá mạnh của ánh nắng chói chang, từ đó giúp giảm khuynh hướng tiêu tiền và giúp cho gia chủ chi tiêu tiết kiệm hơn.

– Chậu cây đặt ở phía Đông được cho là hướng Đại cát đối với nhà bếp. Bạn có thể đặt chậu cây ở trên bàn, chọn các loại có hoa màu đỏ vào gần tủ lạnh, chúng sẽ có tác dụng giữ gìn sức khoẻ cho người trong nhà.

– Chậu cây đặt ở phía Tây nhà bếp, trên bệ cửa sổ thì nên chọn loại cây cho hoa màu vàng, chẳng hạn như hoa thuỷ tiên hay păng-xê, chúng không chỉ có tác dụng ngăn chặn khí dương quá mạnh của ánh nắng mặt trời và còn đem lại may mắn và tài lộc cho chủ nhà.

– Chậu cây đặt ở phía Bắc nhà bếp thì nên chọn cây cho hoa màu hồng hoặc màu cam để giúp khu bếp có thêm sức sống.

Những loại cây cảnh phù hợp để trồng trong nhà bếp

Những loại rau thơm dùng để nêm thức ăn, kích thích khứu giác thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày của gia đình bạn chính là những loại cây chứa tinh dầu có tác dụng xua đuổi muỗi, côn trùng… Những loại cây như húng quế, bạc hà, hành… là những loại cây mang nhiều tinh dầu và rất dễ trồng, đặt ở nơi gần cửa sổ trong bếp đều chúng phát triển tốt hơn.

1. Cây hương thảo

cây hương thảo đuổi muỗi
Cây hương thảo tỏa ra hương thơm nhẹ và còn có khả năng đuổi muỗi

Hương thảo là loại cây nên trồng trong nhà bếp rất được các chị em yêu thích bởi chúng có mùi hương dễ chịu và lan tỏa khắp căn nhà. Mùi hương này các tác dụng giúp tinh thần thoải mái và thư giãn, giảm stress, rất hữu ích cho phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, hương thảo cũng có thể được sử dụng làm gia vị nấu nướng và đặc biệt, chúng hạn chế được những loại côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi trong căn bếp của bạn để không gian luôn được sạch sẽ và thơm mát.

2. Cây húng bạc hà

Cây húng bạc hà
Cây húng bạc hà có hương thơm nhẹ

Húng bạc hà là 1 loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Chúng được sử dụng làm rau sống, ăn kèm với những món chính trong bữa cơm gia đình. Và nếu bạn là 1 tín đồ yêu thích hơn thơm dịu nhẹ, vị thanh mát, sảng khoái khi ăn loại rau này thì 1 chậu húng bạc hà trong gian bếp sẽ là lựa chọn vô cùng lý tưởng phục vụ cho sở thích của bạn.

Loại cây này phát triển rất nhanh trong những môi trường ẩm thấp nên bạn có thể đặt gần nguồn nước để chúng luôn xanh tốt và phục vụ tối đa nhu cầu của mọi người.

3. Trồng hành tây

Trồng cây hành tây đơn giản tại nhà
Trồng cây hành tây đơn giản tại nhà

Hành tây là 1 thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe và chống lại nhiều căn bệnh. Nhưng chưa hết, khi trồng hành tây trong bếp, bạn sẽ thấy công dụng bất ngờ của nó khi có thể hạn chế 1 số loại vi khuẩn trong không khí.

Hành tây rất dễ trồng, bạn chỉ cần 1 chiếc cốc thủy tinh chứa nước sạch và để phần rễ của củ hành tây chạm nước. Sau 1 thời gian, củ hành tây sẽ tự nảy mầm những chồi xanh, non trông vô cùng đẹp mắt. Bạn chỉ cần thay nước thường xuyên cho cây là cây sẽ phát triển đều và ổn định. Đây là 1 ý tưởng trang trí cây cảnh trong nhà bếp siêu tiện lợi, vừa rẻ, vừa đẹp lại rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình.

4. Cây tùng thơm

Cây tùng thơm có tên khoa học cupressus-macrocarpa
Cây tùng thơm có tên khoa học cupressus-macrocarpa

Tùng thơm hình tháp xinh xắn được tạo nên bởi những tán cây dày đặc, tỏa rộng. Lá kim, màu sắc vàng chanh tươi tắn, độc đáo, thu hút ánh nhìn. Lá tùng thơm mọc um tùm, kén dầy tạo thành những khối như đám mây. Tùng thơm cũng có hoa và quả.

Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi việc ngắm nhìn hoặc ngửi hương thơm của cây tùng thơm cũng đủ giúp bạn xua đi áp lực, giảm stress, tăng cường tỉnh táo, phấn chấn hơn. Màu xanh tươi tắn của cây giúp bạn điều tiết mắt tốt hơn sau khoảng thời gian tập trung quá nhiều vào màn hình điện thoại, máy tính.

5. Cây oải hương

Cây oải hương hay còn gọi là Lavender
Cây oải hương hay còn gọi là Lavender

Oải hương là 1 loại cây thảo, có rất nhiều công dụng. Mùi hương của nó tác dụng như 1 loại thuốc chữa bệnh đau nửa đầu. Vì có tác dụng bổ thần kinh nên oải hương thường được dùng làm trà chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược, cảm nắng. Người ta thường kết những cụm hoa oải hương treo lên và phơi khô, khi hoa đã hoàn toàn khô thì có thể sử dụng được lâu dài. Lá cũng có thể làm tương tự như thế nhưng nó không thơm bằng hoa.

Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa và cũng dùng để làm thuốc nên rất có giá trị về thương mại. Nói chung cả cây oải hương đều có hương thơm, nhưng tinh dầu oải hương thì chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô…

6. Cây nha đam

Cây nha đam giúp lọc không khí trong nhà bếp
Cây nha đam giúp lọc không khí trong nhà bếp

Cây nha đam là 1 trong số những loại cây nên trồng trong nhà bếp với nhiều công năng độc đáo. Ngoài khả năng làm lành vết thương, đặc biệt là làm mát cực nhanh khi bạn lỡ bị bỏng khi nấu ăn. Cây nha đam còn có khả năng làm sạch không khí hiệu quả, hấp thu benzen và formaldehyde. Nha đam cũng rất dễ trồng, chịu được hạn, không mất nhiều công sức chăm sóc.

7. Cây dương xỉ

Cây dương xỉ có khả năng khử mùi khói
Cây dương xỉ có khả năng khử mùi khói

Nhiều người nghĩ cây dương xỉ là loại cây dại và nó “vô ích” nhưng thưc tế, trang trí cây cảnh trong nhà bếp bằng 1 chậu dương xỉ nhỏ xinh là 1 ý tưởng tuyệt vời cho chị em chưa biết cây gì trồng trong bếp đẹp mắt.

Nếu hỏi cây gì hút mùi nhà bếp tốt nhất, chắc chắn dương xỉ phải đứng đầu danh sach bởi khả năng khử mùi khói và khí CO2 độc hại, rác thải. Với những công dụng của dương xỉ, nó vừa được coi là cây khử mùi nhà bếp tốt nhất vừa là loại cây trang trí nhà bếp đẹp nhất.

8. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tên khoa học sansevieria trifasciata
Cây lưỡi hổ có tên khoa học sansevieria trifasciata

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Nigeria. Chúng có lá màu xanh đậm kém thêm các đốm xám với mép lá màu vàng tươi. Cây có nhiều lá vươn cao chỉ khoảng 60 cm nên không hề tốn diện tích trong căn bếp của bạn. Cùng với đó, chúng cũng dễ trồng, ít phải chăm sóc nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả trong việc lọc sạch không khí.

Khoa học đã chứng minh cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ 107 loại độc tố (ngay cả chất formol gây ung thư), đem lại bầu không khí trong sạch cho khu vực nấu nướng của mọi gia đình.

Ngoài khả năng tuyệt vời trong việc thanh lọc bầu không khí, cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa phong thủy to lớn. Nó tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ (theo tên gọi) giúp xua đuổi ma quỷ, bảo vệ vượng khí của ngôi nhà. Dáng vẻ ngay thẳng, cứng cáp, dũng mãnh của loài cây này cũng giúp chủ nhà luôn mạnh mẽ, quyết đoán và thành công.

9. Cây xương rồng

Cây xương rồng vẫn có chức năng quang hợp
Cây xương rồng vẫn có chức năng quang hợp

Dù xương rồng lá ít hoặc tiêu biến thành gai nhọn nhưng thân cây vẫn có chức năng quang hợp hấp thụ khí cacbonic nhả ra oxy, giúp làm sạch không khí trong lành hơn.

Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Tựa như hình ảnh người phụ nữ nơi căn bếp, người mẹ dịu dàng chăm sóc gia đình nhưng khi ra ngoài làm việc, họ cũng cố gắng phấn đấu vì cuộc sống.

10. Cây dây nhện (Cỏ lan chi)

Cây dây nhện hấp thu mạnh benzen, formaldehydeco và xylene
Cây dây nhện hấp thu mạnh benzen, formaldehydeco và xylene

Cây có nhiều tác dụng như hấp thu mạnh benzen, formaldehyde, CO và xylene, phát huy tối đa khả năng hấp thu hóa chất độc hại trong da và cao su. Chọn loại cây khử mùi này, bạn có thể trồng trong chậu và treo ở cửa sổ, đặt trên bệ… làm tăng thẩm mỹ cho căn bếp.

11. Cây phất dụ (cây phát tài)

Cây phất dụ lá hẹp
Cây phất dụ lá hẹp

Trong phong thủy nhà bếp thì đây chính là loại cây mang đến sự may mắn cho gia chủ cũng như toàn thể thành viên rong gia đình. Cây phất dụ thường được gọi là cây phát tài, loài cây này có lá xanh quanh năm nên trồng ở hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, chỉ nên trồng trong 1 chậu nhỏ.

12. Cây lan ý

Cây lan ý có tên khoa học là spathiphyllum wallisii
Cây lan ý có tên khoa học là spathiphyllum wallisii

Trồng cây khử mùi hôi trong bếp bằng 1 chậu lan ý sẽ là ý tưởng tuyệt vời để loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gồm: formaldehyde, benzene và trichloroethylene. Lan ý cũng là cây phong thủy trong bếp hợp với những người mệnh Kim, mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn.

13. Cây trầu bà cẩm thạch

Cây trầu bà cẩm thạch mang ý nghĩa tình yêu hạnh phúc
Cây trầu bà cẩm thạch mang ý nghĩa tình yêu hạnh phúc

Trầu bà cẩm thạch thích hợp trồng chậu làm cây nội thất, cây văn phòng trang trí bàn làm việc. Cây có tác dụng hút khí độc, loại bỏ bớt 1 số loại khí gây ung thư. Về phong thủy, cây hợp mệnh: Thổ – Mộc – Thủy, hợp tuổi: Ngọ; Mùi, có ý nghĩa mang đến may mắn, bình an và sự thành đạt.

Trầu bà cẩm thạch cũng là biểu tượng cho 1 tình yêu hạnh phúc, là hiện thân của sự keo sơn trong gia đình, là sự đồng lòng nhất trí của tập thể. Do vậy, tặng cây cho người yêu, người thân, bạn bè đồng nghiệp đều vô cùng ý nghĩa.

14. Cây lan quân tử

Cây lan quân tử biểu tượng của sự giàu có văn minh
Cây lan quân tử biểu tượng của sự giàu có văn minh

Đây là loại cây mang biểu tượng cho sự văn minh và giàu có, hoa thường nở vào khoảng Tết dương lịch cho đến hết tết âm lịch. 1 đặc điểm rất thú vị của loại cây này là nó có thể cảm nhận được hòa khí trong gia đình của bạn. Nếu như gia đạo của nhà bạn bất hòa, xích mích, hoặc đang ở trong giai đoạn bị vận hạn thì tuyệt đối nó không nở hoa. Nhưng khi gia đạo hưng thịnh, không khí trong gia đình vui vẻ hoặc sắp có niềm vui thì nó sẽ nở hoa bảo trước.

15. Cây phú quý

Cây phú quý có tên khoa học là aglaonema hybrid
Cây phú quý có tên khoa học là aglaonema hybrid

Cây phú quý được chứng minh là có thể thanh lọc benzene và formaldehyde trong không khí hiệu quả. Điểm cộng của là loại cây không cần nhiều ánh nắng để sinh trưởng tuy vậy nó lại đòi hỏi môi trường có nhiều độ ẩm. Đây là dòng cây có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của bạn. Cây có màu đỏ đặc trưng rất hợp với những người mệnh Hoả, là loại cây nên trồng trong nhà bếp.

Nhà bếp cũng rất thích hợp trồng những loại hoa cỏ có ích. Mặc dù khí gas hay khí đốt thiên nhiên không quá hại với cây trồng nhưng cũng không nên chọn những loại cây thân mềm đặt trong bếp.

Nguyên nhân vì cửa phòng bếp liên tục mở ra mở vào lại thêm các nơi trong bếp đều có các đồ dùng sinh nhiệt như lò nướng, tủ lạnh có thể khiến cây trồng nhanh khô héo. Vì thế bạn hãy chọn trồng và bày đặt những loại cây trồng phổ biến và có màu sắc đa dạng. Điều này vừa giúp căn bếp đẹp mà lại đỡ mất thời gian chăm sóc.

Trồng cây phong thủy trong nhà bếp theo mệnh

Phong thủy là 1 điều gì đó khó giải thích bằng khoa học nhưng nó đem lại rất nhiều lợi ích. Vậy tùy theo mệnh mà chúng ta có thể chọn cây phù hợp để đặt trong nhà bếp

Người mệnh Kim nên trồng cây gì trong bếp?

Dưới đây là 1 số cây phong thủy đem đến may mắn, tài lộc cho người mệnh Kim:

  • Cây Bạch Mã Hoàng Tử
  • Cây Dây Nhện
  • Cây Ngọc Ngân
  • Cây Kim Tiền
  • Cây Lan Ý
  • Cây Kim Ngân
  • Cây Hạnh Phúc
  • Cây Trầu Bà Đế Vương
  • Cây Sen Đá Nâu

Người mệnh Mộc nên trồng cây gì trong bếp?

Dưới đây là 1 số cây phong thủy đem đến may mắn, tài lộc cho người mệnh Mộc:

  • Cây kim ngân
  • Cây kim tiền
  • Cây trầu bà xanh
  • Cây ngũ gia bì xanh
  • Cây cau tiểu trâm
  • Cây trường sinh
  • Cây bàng Singapore
  • Cây trúc Nhật
  • Cây đuôi công xanh
  • Cây phát tài
  • Cây ngân hậu
  • Cây tùng thơm
  • Cây trầu bà đế vương xanh

Người mệnh Thủy nên trồng cây gì trong bếp?

Dưới đây là 1 số cây phong thủy đem đến may mắn, tài lộc cho người mệnh Thủy:

  • Cây lan chi
  • Cây thủy tùng
  • Cây phát lộc
  • Cây vạn lộc
  • Cây tùng la hán
  • Cây bạch mã hoàng tử

Người mệnh Hỏa nên trồng cây gì trong bếp?

Dưới đây là 1 số cây phong thủy đem đến may mắn, tài lộc cho người mệnh Hỏa:

  • Cây Vạn Lộc
  • Cây Kim Tiền
  • Cây Hồng Môn
  • Cây Bạch Mã Hoàng Tử
  • Cây Phú Quý

Người mệnh Thổ nên trồng cây gì trong bếp?

Dưới đây là 1 số cây phong thủy đem đến may mắn, tài lộc cho người mệnh Thổ:

  • Cây Lưỡi Hổ
  • Cây Trầu Bà Vàng
  • Cây Sen Đá Nâu
  • Cây Xương Rồng
  • Cây Trúc Nhật Vàng
  • Cây Cô Tòng Lá Đốm
  • Cây Lan Hồ Điệp Vàng
  • Cây Thiết Mộc Lan kiểng

Việc trồng cây phong thủy trong nhà bếp là cần thiết tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà thay đổi hoặc cải tạo bếp bừa bãi. Ngoài ra, phong thủy nhà bếp còn đại kỵ sự thay đổi, di chuyển nếu trong nhà có phụ nữ đang đợi sinh nở, với phụ nữ đang mang thai cũng nên tránh sửa chữa hoặc sơn sửa lại tường nhà bếp…

Trang web Cách Nhiệt An Tâm sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt nhất. Bằng cách "Chấp nhận", bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của Cách Nhiệt An Tâm. Chân thành cám ơn bạn!