1 số lưu ý về cách tôn nền sàn âm- Các vật liệu tôn sàn thường dùng

1 số lưu ý về cách tôn nền sàn âm- Các vật liệu tôn sàn thường dùng
4.7/5 - (9 bình chọn)

Cập nhật vào 05/08/2024 bởi An Tâm Cách Nhiệt

Cấu tạo sàn âm như thế nào và cách tôn nền sàn âm trước đây tại sao được nhiều người quan tâm? Vì ưu điểm của nó là giấu dầm đi không cần phải đóng trần thạch cao vì thế mà tiết kiệm được chi phí xây dựng rất nhiều. Bên cạnh đó nó phù hợp với những khu vực như phòng vệ sinh, sàn ban công…để nước không chảy vào nền nhà được. Vậy khi cách tôn nền sàn âm cần lưu ý những vấn đề gì chúng ta cũng tìm hiểu về đặc điểm và vật liệu tôn sàn âm trước nhé!

Cách tôn nền sàn âm là gì?

Nâng nền nhà hay tôn nền nhà là biện pháp nâng cao độ của nền sàn nhà hiện hữu lên cao hơn so với lúc ban đầu. Cách này thường áp dụng đối với những kết cấu có mặt sàn thấp hơn dầm hay những khu vực nền sàn nhà thấp cần nâng cao lên để phù hợp với mục đích sử dụng mới.

Sàn dương hay sàn âm hay cách gọi khác là sàn hạ hoặc sàn lật đều giống nhau về mặt sơ đồ tính kết cấu tức sàn bản kê. Tức là sàn có âm hay dương đều được gắn vào dầm xung quanh mà thôi. Tuy nhiên với sàn dương thì chúng ta đặt dầm dưới mặt sàn nhưng cách tôn nền sàn âm là sàn làm dầm nổi trên mặt sàn, mặt sàn thấp hơn mặt trên của đà.

Vậy là An Tâm đã trả lời được cho các bạn các câu hỏi: Cách tôn nền sàn âm là gì? Sàn âm và sàn dương là gì? Tôn nền là gì? Đừng bỏ qua mà xem tiếp nội dung bên dưới nhé!

Khi nào người ta nên sử dụng cách tôn nền sàn âm?

Cách tôn nền sàn âm thì nên sử dụng khi:

  • Sàn dương thì không phải cách tôn nền giá hạ.
  • Sàn âm phải cách tôn nền lên bằng mặt dầm cho nên khiến cho tăng tải trọng sàn, thép và chiều dày sàn phải lớn hơn.
  • Việc áp dụng cách tôn nền sàn âm thường dành cho các khu vệ sinh, ban công, sân thượng…để chôn ống và để hạ cos vệ sinh thấp hơn cos của nền nhà, giúp cho sàn vệ sinh thấp hơn so với nền sàn nhà để nước thoát ra ngoài không tràn vào nền nhà.
  • Ngoài ra, ở 1 số vị trí để tránh lộ dầm cho trần phòng phía dưới làm mất đi tính thẩm mĩ của khu vực trần nhà, các kiến trúc sư cũng sẽ thiết kế cho làm sàn âm để khỏi phải đóng trần che dầm lộ. Hiện nay các gia đình có điều kiện thì người ta sẽ không cần làm sàn âm mà trực tiếp dùng trần thạch cao để giấu dầm đi nâng cao tính thẩm mĩ cho các mẫu thiết kế nhà đẹp.

Khi nào người ta nên sử dụng cách tôn nền sàn âm?

Nhược điểm của cách tôn nền sàn âm:

  • Khó chống thấm cho sàn của nhà vệ sinh. Lí do là để tiết kiệm chi phí đóng trần, giảm ngân sách cho thi công.
  • Chi phí cao cho công tác nâng cos sàn
  • Tăng tải trọng lên dầm cột móng.
  • Các đường ống khi bị hư hỏng sẽ khó sửa chữa.

Nên cách tôn nền sàn âm bằng vật liệu gì?

Trong xây dựng, trường hợp nhà được các kiến trúc sư thiết kế âm sàn- dầm nổi. Chúng ta thường phải giải quyết nâng cos của sàn âm bằng cách nâng tôn cos lên ngang mặt dầm.

Cách tôn nền sàn âm ở quá khứ và hiện tại có khác nhau ở việc sử dụng vật liệu. Vậy vật liệu tôn cos sàn âm như thế nào là tốt?

Vật liệu truyền thống như: cát, xà bần, xỉ than,..

Các vật liệu truyền thống gồm: cát, xà bần, xỉ than, đá xanh,…

Cách tôn nền sàn âm bằng cát và thi công không chắc chắn dẫn đến hiện tượng nền nhà không chắc chắn và dễ bị hỏng.

Và theo truyền thống xây nhà dân dụng nhiều năm về trước, cát thường là vật liệu được chọn đầu tiên, rồi tới xỉ than. Vì xỉ than nhẹ hơn cát, dễ kiếm và đặc biệt giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên hiện tại xỉ than là loại vật liệu khó kiếm hơn và giá cả do đó thì cũng đắt đỏ hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có 1 loại vật liệu dùng trong cách tôn nền sàn âm nữa đó là XỐP. Ưu điểm của hệ tôn nền sàn âm bằng xốp chính là tỷ trọng cực nhẹ giúp làm giảm tải trọng của công trình, cách âm tốt. Thường thì các công trình đòi hỏi đặc tính cách âm này thường là bệnh viện, trường học, khách sạn…

Vật liệu truyền thống như: cát, xà bần, xỉ than,..

Nhược điểm lớn nhất của những vật liệu truyền thống chính là tính bền vững. Cát và xỉ than vốn là những vật liệu có tính liên kết kém, trường hợp làm mặt nền không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nền nhà dễ bị bung, rộp, ọp ẹp, nứt. Có trường hợp đá lát tự vỡ do điểm tựa ở dưới thay đổi.

XỐP có đặc tính chịu lực rất kém. Nếu sàn nhà chịu tải lớn hoặc qua 1 khoảng thời gian cũng sẽ bị xẹp dẫn đến tình trạng tương tự như của cát và than xỉ nên cách tôn nền sàn âm bằng vật liệu truyền thống ngày nay thường rất ít được sử dụng hơn.

Cách tôn nền sàn âm bằng vật liệu bê tông nhẹ

Các loại bê tông nhẹ đã du nhập vào nước ta khoảng 10 năm về trước nhưng đã chứng tỏ được ưu thế của mình với nhiều ưu điểm vượt trội và thực hiện tốt vai trò ở nhiều chức năng khác nhau. Vì thế các sản phẩm bê tông khí chưng áp ngày càng được các kỹ thuật, kiến trúc sư tin dùng. Đặc biệt là đối với quá trình cách tôn nền sàn âm để khắc phục các nhược điểm của các vật liệu truyền thống.

Các loại bê tông nhẹ thường được sử dụng để làm tôn nền cho sàn âm như bê tông tông bọt khí, bê tông Viglacera AAC…

+ Ưu điểm đầu tiên vật liệu nhẹ chính là trọng lượng rất nhẹ: Khi dùng để cách tôn nền sàn âm, đổ mái cách nhiệt chống nóng hoặc gia cố nền chống nồm ẩm sẽ là 400– 700 kg/m3 (đối với bê tông bọt khí). So sánh với cát đen là 1200 kg/m3, cát vàng 1400 kg/m3, xỉ than là 750 kg/m3. Với ưu điểm trọng lượng nhẹ thì vật liệu xốp cũng có thể đáp ứng được nhưng xốp lại không đạt được độ cứng theo yêu cầu.

So sánh các loại vật liệu
Bê tông nhẹ 400- 700 kg/m3
Cát vàng 1.400 kg/m3
Cát đen 1.200 kg/m3
Xỉ than 750 kg/m3

+ Ưu điểm thứ 2 của bê tông nhẹ đó chính là độ cứng: Khi thi công điều kiện công trường, lúc đông cứng có thể lên đến 1- 2 mpa. Gần bằng tiêu chuẩn gạch bê tông nhẹ dùng cho xây tường bao. Như vậy, theo thời gian sử dụng chúng ta sẽ không lo sàn bị sụt lún như các vật liệu khác.

Cách tôn nền sàn âm bằng vật liệu bê tông nhẹ chống thẩm thấu rất tốt, bởi vậy khi thi công sàn nhà nhất là khu vực vệ sinh, loại vật liệu này kết hợp, hỗ trợ rất tốt cho việc chống thấm, chống ẩm. Chính bởi vì 2 tính năng ưu việt trên nên không có gì lạ khi trên thế giới họ áp dụng bê tông xốp tôn nền nhẹ vào trong xây dựng từ thế kỷ trước.

Một số lưu ý khi thực hiện cách tôn nền sàn âm

Chống thấm cho sàn âm của nhà vệ sinh là vấn đề quan trọng khi thực hiện cách tôn nền sàn âm

Chống thấm: Quá trình tôn nền sàn âm là tôn phần hạ cos nên quy trình của nó phải chống thấm và chống nóng trước khi xây dựng: Để chống thấm tốt bạn phải làm từ phần thô, tốt nhất là làm sàn nhà vệ sinh thành 2 lớp thép. Sau khi đổ bê tông ~10 tiếng thì bạn nên bơm nước đầy vào ô sàn âm tolet, rồi hòa nước xi măng và đổ xuống đó. Ngâm cho đến khi hoàn thiện công trình. Đối với nhà ở dân dụng thì cách tôn nền sàn âm như thế khá là ổn, nếu bạn muốn chắc chắn hơn nữa thì trước khi lát nền bạn yêu cầu đội thi công bôi thêm 1 lớp nhựa đường là được.

Chống thấm cho sàn âm

Xử lý sàn âm bằng với mặt nền: Bạn có thể đổ đầy cát, xà bần đến độ cao mặt nền cần nâng, tưới nước và đầm thật chặt. Hiện nay các công trình thường sử dụng bê tông nhẹ nhưng dù là loại vật liệu gì cũng phải bảo đảm rằng đầm thật chặt. Nếu là nhà vệ sinh bạn không cần trọng tải nặng vì ô sàn nhà tolet thường rất bé, cùng lắm chỉ khoảng từ 5- 6 m2, hơn nữa khi tính toán trong thiết kế nhà các kiến trúc sư đã tính toán điều này. Lời khuyên khi dùng bê tông nhẹ.

Cán lớp bê tông đá mi dày 5 cm để làm cứng nền

Lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2 cm

Lát gạch hoàn thiện

Các biện pháp tôn nền bằng vật liệu nhẹ khác

Sử dụng xốp tôn nền EPS

Xốp tôn nền EPS thường được áp dụng để xử lý chênh lệch cao độ. Do trọng lượng của xốp rất nhẹ, đồng thời sau khi qua xử lý thì sẽ thành xốp cứng. Xốp cứng tôn nền nhà được sử dụng nhằm giúp làm giảm tải cho công trình.

xốp cứng xốp tôn nền

Khi dùng tới xốp cứng phải chú ý đến tải trọng của khu vực sử dụng. Các thông số về sức chịu tải, tuổi thọ cần được xem xét thật kỹ lưỡng.

Khi sử dụng tôn nền cần tính tới vật liệu sẽ sử dụng lâu dài. Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt cũng sẽ ảnh hưởng đến từng loại xốp cứng tôn nền.

Mỗi nhà sản xuất xốp cứng tôn nền đều có các tiêu chuẩn sản xuất riêng. Các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất nên đối chiếu từ trọng lượng, mật độ xốp, chủng loại. Các hệ số chịu tải, cách nhiệt, chống nóng cũng nên xem xét tới.

Tôn nền bằng cát

Cát tôn nền bản chất sẽ có khối lượng rất nặng. Do vậy tôn nền bằng cát thường áp dụng đối với sàn tầng trệt, nền nhà.

Vì các khu vực này chịu tải trọng tốt, việc tôn nền bằng cát vừa đơn giản và dễ thi công. Cát sau khi được san lấp để tôn nền cần tưới nước và đợi thời gian để vật liệu được đầm chặt.

Đất tôn nền

Việc tôn nền bằng đất cũng được áp dụng khá phổ biến ở nhiều công trình. Tuy nhiên đây là các hạng mục cơ bản chưa tiến hành thi công trên mặt bằng.

Mặt bằng cần bổ sung lượng đất nhất định sau đó đầm chặt theo tiêu chuẩn.

Nâng nền bằng xà bần

Các công trình phụ trợ việc tận dụng xà bần để nâng nền rất phổ biến ở các công trình dân dụng. Lượng xà bần lớn từ công trình xây dựng sẽ được tận dụng tối đa.

Giải pháp này giúp giảm chi phí đáng kể, dễ dàng thi công và tận dụng. Thông thường, các khu vực như lán trại thi công, văn phòng tạm nâng nền bằng xà bần rất hợp lý.

Nâng nền bằng xà bần

Nâng nền nhà bằng gỗ

Gỗ là vật liệu được ứng dụng rộng rãi cho mọi hạng mục nội thất đến xây dựng. Để nâng nền nhà bằng gỗ thường là các ưu tiên mang tính nội thất nhiều hơn.

Gỗ được sản xuất theo dạng các bậc hoặc bục rời hoặc hệ sàn nâng bằng gỗ. Xét về chi phí thì sẽ tốn kém hơn, sức chịu tải phù hợp các hoạt động nhẹ nhàng thông thường.

Còn về trọng lượng thì đây cũng là giải pháp tôn nền bằng vật liệu siêu nhẹ.

Báo giá xốp tôn nền cập nhật mới nhất

Giá tôn nền tùy thuộc vào các giải pháp đưa ra của từng đơn vị thi công. Quan trọng nhất là nâng nền bằng loại vật liệu siêu nhẹ nào. Đa số các hạng mục tôn nền được đánh giá là hạng mục đơn giản không phức tạp trong giải pháp.

Hiện nay Gạch siêu nhẹ hay Gạch AAC, Gạch bê tông là giải pháp nâng nền nhà giá rẻ. Loại gạch này có trọng lượng chỉ bằng 1/3 so với gạch truyền thống thông thường. Khả năng chống nóng gấp 7~8 lần gạch đỏ.

Đặc biệt loại vật liệu này được cơ quan quốc tế cấp chứng nhận chống cháy EI240 như UL (Underwriters Laboratories), BSI (British Standards Institution), DIN (Deutsches Institut für Normung) . EI240 là chỉ số cao nhất hiện nay mà chưa có vật liệu xây thô nào đạt được.

Giá tôn nền sàn âm cho hạng mục này trở nên đơn giản khi chi phí vật liệu rơi vào khoảng 100.000 VNĐ/m2. Áp dụng cho nâng cao nền nhà lên 10cm.

An Tâm- Đơn vị thi công cách âm- cách nhiệt chuyên nghiệp

Hiện tại An Tâm tạm ngưng dịch vụ Cách Tôn Nền Sàn Âm. Chi tiết liên hệ số Hotline của An Tâm.

An Tâm là một đơn vị thi công cách âm-cách nhiệt chuyên nghiệp, cam kết mang đến cho khách hàng sự an tâm tuyệt đối về chất lượng dịch vụ.

Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về lĩnh vực cách âm-cách nhiệt, chúng tôi tự tin khẳng định mình là đối tác tin cậy cho các dự án xây dựng, nâng cấp, hoặc sửa chữa công trình.

An Tâm sử dụng các vật liệu cách âm-cách nhiệt hàng đầu trên thị trường, đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc giảm tiếng ồn và điều chỉnh nhiệt độ. Chúng tôi áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến và chính xác, đảm bảo tính hoàn thiện và độ bền cao cho hệ thống cách âm-cách nhiệt.

Chúng tôi cung cấp các giải pháp tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Dựa trên quy trình khảo sát và tư vấn kỹ thuật kỹ càng, chúng tôi đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng các yêu cầu về cách âm-cách nhiệt, đồng thời tối tiểu hóa ảnh hưởng đến kiến trúc và thiết kế của công trình.

Bên cạnh đó, An Tâm cam kết đảm bảo tiến độ thi công nhanh chóng và đúng hẹn, đồng thời tuân thủ các quy định an toàn và môi trường. Chúng tôi chú trọng đến việc tối ưu hóa quá trình thi công để đảm bảo sự thuận tiện và không gian làm việc an toàn cho khách hàng.

Với sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy và tâm huyết với công việc, An Tâm sẽ mang đến cho bạn một không gian sống và làm việc hoàn hảo, tỏa sáng với sự yên tĩnh và thoải mái.

Cách tôn nền sàn âm cũng không khác nhiều so với cách tôn nền nhà thông thường. Tuy nhiên đối với sàn âm là tôn phần hạ cos nên phải xử lý nên quy trình của nó có một số khác biệt nhỏ như là phải xử lý chống thấm, chống nóng trước. Với những gợi ý và vấn đề cần lưu ý ở trên hi vọng các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về tôn nền sàn âm.

Qua bài viết trên thì chắc các bạn cũng đã rõ cách tôn nền sàn âm là gì rồi chứ! Nếu các bạn cần thi công xốp tôn nền hoặc tư vấn về dịch vụ cách nhiệt cách âm vui lòng liên hệ thông tin bên dưới nhé!