Thiết kế phòng cách âm cần biết những gì?

Thiết kế phòng cách âm cần biết những gì?
5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật vào 17/05/2023 bởi An Tâm Cách Nhiệt

Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng phổ biến nhất là ở các thành phố lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của mọi người. Vì thế thiết kế phòng cách âm là cực kỳ quan trọng bao gồm từ vách ngăn cách âm phòng cho đến trần và cửa. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về các loại vật liệu xây dựng (VLXD) (thạch cao cách âm, tấm XPS cách âm, bông thủy tinh,…), giải pháp cách âm chống ồn hiệu quả và cùng với các phương pháp cách âm phòng ngủ bằng nội thất. Cùng Cách Nhiệt An Tâm khám phá trong bài viết này nhé!

Thiết kế phòng cách âm là gì?

Thiết kế phòng cách âm là gì?
Thiết kế phòng cách âm là gì?

Việc đô thị hóa và phát triển làm xảy ra ô nhiễm tiếng ồn là việc không thể tránh khỏi. Đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,… nơi có lượng người cư trú đông đúc. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì vậy mà việc sử dụng phòng cách âm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Thiết kế phòng cách âm là giải pháp thông minh cho không gian sống hiện đại của bạn.

Có thể hiểu đơn giản phòng cách âm là sự giảm truyền âm thanh giữa 2 không gian riêng biệt. Bằng cách thiết kế với những vật liệu cách âm chuyên dụng sẽ khiến cho âm thanh tránh bị truyền từ không gian phòng này sang không gian phòng khác.

Phòng cách âm đem đến sự yên tĩnh, thoải mái, giúp giải tỏa căng thẳng, sự náo nhiệt của nhịp sống hàng ngày. Đưa chúng ta thoát ra khỏi những ồn ào, vội vã và tận hưởng khoảng thời gian riêng tư quý báu.

Môi trường truyền âm và phản xạ âm thanh là gì?

Khả năng truyền âm trong các môi trường là có sự khác nhau Trong đó, chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có khả năng truyền được âm thanh. Riêng môi trường chân không thì không có truyền được âm thanh. Vận tốc truyền âm thanh tốt nhất ở chất rắn, sau đó giảm dần đến môi trường lỏng và cuối cùng là môi trường khí.

Điều đó có nghĩa là, nếu âm thanh truyền qua chất rắn sẽ to, rõ và nhanh hơn rồi mới đến lỏng và khí. Điển hình là người xưa thường hay nằm xuống đất để nghe tiếng vó ngựa hoặc tiếng chân người từ xa.

Trong không gian phòng kín chủ yếu được cấu tạo từ các vật rắn, nếu như không được cách âm tốt thì khả năng truyền âm qua không gian khác là rất cao. Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp cách âm cho không gian để tránh âm thanh bên ngoài tác động cũng như không cho âm thanh từ trong phòng truyền ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, âm thanh trong phòng có thể bị vang khiến cho người nghe khó chịu, không nắm bắt được âm thanh tốt. Vì vậy, ngoài việc cách âm thì cũng cần thực hiện biện pháp tiêu âm để có âm thanh đẹp và trong trẻo hơn.

Các vật liệu cách âm tốt thường được dùng trong nhà ở

Để cách âm tốt trong phòng chức năng như nhà ở, bạn cần lựa chọn các vật liệu cách âm tốt. Cụ thể:

1. Tấm thạch cao

Tấm thạch cao
Tấm thạch cao

Khả năng cách âm của tấm thạch cao tốt hơn tường gạch. Khả năng cách âm của Tường gạch hoặc trần bê tông hoàn thiện chỉ ở mức trung bình là 40 dB. Trong khi đó, với độ dày ít hơn, thạch cao lại có khả năng chống ồn lên đến 49 dB.

Bên cạnh đó, tấm trần thạch cao làm thành hệ thống trần, tường còn sở hữu nhiều ưu điểm vược trội so với tường gạch/ trần bê tông thông thường, cụ thể như sau:

  • Trọng lượng nhẹ, dễ thi công, lắp đặt nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư.
  • Khả năng cách nhiệt, chống nóng khá tốt.
  • Khả năng chống cháy có thể lên đến 2 giờ.
  • Có khả năng chống ẩm tốt
  • Giúp đảm bảo về mặt thẩm mỹ lâu dài.
  • Chịu lực, va đập tốt.

Hiện nay, Cách Nhiệt An Tâm cung cấp giải pháp cách âm toàn diện cho ngôi nhà của bạn bằng hệ thống làm tường thạch cao tiên tiến. Trong đó, giải pháp tấm thạch cao có hiệu quả không chỉ cách âm mà còn chống cháy, chống nóng, chịu ẩm tốt. Cụ thể:

Hệ thống giải pháp Tường thạch cao DW4: cách âm 50 dB, chống cháy 60 phút

  • Tấm thạch cao Cách Nhiệt An Tâm-Gyproc 12.5 mm có 2 lớp
  • Khung xương Cách Nhiệt An Tâm V-Wall
  • Bông thủy tinh 50 mm, tỷ trọng khoảng 24 kg/m3
  • Phụ kiện đi kèm.

Hệ thống giải pháp Tường thạch cao DW1: cách âm 42 dB, chống cháy 30 phút

  • Tấm thạch cao Cách Nhiệt An Tâm-Gyproc 12.5 mm có 1 lớp
  • Khung xương Cách Nhiệt An Tâm V-Wall
  • Bông thủy tinh 50 mm, tỷ trọng khoảng 24 kg/m3
  • Phụ kiện đi kèm.

Hệ thống giải pháp vách ngăn cách âm phòng bằng tấm thạch cao là 1 sự lựa chọn tuyệt vời để giải quyết vấn đề này. Với độ cách âm vượt trội, có thể ngăn chặn âm thanh từ 42- 50 dB, vật liệu cách âm trần thạch cao đảm bảo mang đến không gian yên tĩnh và riêng tư nhất.

Hệ thống giải pháp trần tiêu âm Cách Nhiệt An Tâm: NRC = 0.6

  • Tấm thạch cao tiêu âm Gyptone
  • Khung xương Cách Nhiệt An Tâm ALPHA.

2. Tấm xốp XPS

Tấm mút xốp cách âm XPS làm từ bột Polystyrene. Với bề mặt xốp gồm các lỗ nhỏ li ti giúp hấp thụ và tiêu biến âm thanh. Nhờ vào đặc điểm này, mút xốp XPS thường được dùng làm tường cách âm phòng karaoke, phòng giải trí có âm thanh phát ra quá lớn.

Còn đối với các không gian như phòng ngủ, phòng đọc sách,… thường thì ít sử dụng xốp XPS. Thường các thợ thi công sẽ kết hợp thêm các loại tấm ốp tường trang trí có khả năng cách âm tốt để tăng hiệu quả cách âm hơn.

3. Cao su non cách âm tốt

Cao su non cách âm tốt
Cao su non cách âm tốt

Bề mặt của cao su non là những lỗ nhỏ li ti mà mắt thường khó nhìn thấy được. Nhờ có những lỗ nhỏ chứa không khí này mà chỉ số truyền dẫn âm thanh của cao su non rất thấp. Bên cạnh đó, vật liệu cách âm này còn có khả năng khử rung khi âm thanh quá lớn. Thường vật liệu này được ứng dụng khi làm vách ngăn phòng ngủ cách âm hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí chi trả để tự làm phòng cách âm bằng tấm cao su non khá cao so với các loại vật liệu khác.

4. Bông thủy tinh cách âm

Bông thủy tinh cách âm Glasswool có thành phần chủ yếu là Oxit kim loại, Aluminum, Siliccat canxi,… Với khả năng cách âm, chống cháy, cách nhiệt tường và trần rất tốt. Thông thường, khi làm vách cách âm, thợ thi công sẽ kết hợp với tấm thạch cao để chống ồn hiệu quả hơn.

5. Túi khí cách âm cách nhiệt

Túi khí cách nhiệt cách âm có cấu tạo gồm lớp nhôm nguyên chất ở bên ngoài phủ lên lớp nhựa bên trong có chứa các túi khí nhỏ. Lớp nhôm giúp cách nhiệt, phản nhiệt còn các túi khí có chức năng cách âm, cách nhiệt. Do đó nếu muốn tìm kiếm vật liệu để làm phòng cách âm mini thì túi khí chính là 1 sự lựa chọn hoàn hảo.

6. Vách kính cách âm

Đối với những công trình có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ như các căn nhà phố, biệt thự, văn phòng,… thì loại vật liệu cách âm được chọn nhiều nhất chính là vách kính. Tấm vách kính thường được sử dụng là loại kính cường lực bền, đẹp không chỉ có khả năng cách âm mà còn có thể chắn bụi, tăng độ sáng, tính thẩm mỹ cho không gian.

Hướng dẫn tự làm và thiết kế phòng cách âm cho phòng ngủ, phòng khách

  • Cách âm đối với các cửa ra vào, cửa sổ: Sử dụng các loại cửa có kính 2 lớp chân không hoặc 1 lớp kính kết hợp với thạch cao. Kích thước cửa cần phải chính xác, khít với vách ngăn cách âm. Vì nếu để quá nhiều khoảng trống, âm thanh sẽ theo các khe hở để vào bên trong hoặc đi ra khỏi không gian căn phòng.
  • Sử dụng thêm rèm cho hệ thống cửa: Rèm cũng hỗ trợ hiệu quả, khá tốt trong việc cách âm.
  • Dùng tấm thảm trải sàn loại lớn để triệt tiêu khả năng phản xạ âm thanh.
  • Bass traps gỗ (Bẫy âm trầm là 1 bộ hấp thụ năng lượng âm thanh được thiết kế để làm giảm năng lượng âm thanh tần số thấp) dạng tube, dạng tấm gắn vào các góc trần và tường để cách âm những khu vực nhỏ, có kẽ hở.

Bảng Chi phí làm phòng cách âm tại nhà mới nhất

STT HẠNG MỤC ĐVT SL ĐƠN GIÁ (VNĐ) ỨNG DỤNG
1 Gói cách âm 1 lớp (Simple) m2 <50 290.000  Phòng ngủ
Tấm AK Walles 2.5 cm >100 270.000  Tấm 5 cm + 200.000 VNĐ
Keo dán
2 Gói cách âm cơ bản (Basic) m2 <50 440.000  Phòng ngủ
Khung xương Hà Nội >100 410.000  Café
Cao su non 5 mm  Phòng hát gia đình
Bông AK Polyester 30 mm
Túi khí cách âm P1
Thạch cao tấm Thái 9 mm
3 Combo cách âm tiêu chuẩn (Standard) m2 <50 500.000  Phòng hát gia đình
Khung xương Vĩnh Tường >100 470.000  Karaoke đơn giản
Cao su non 5 mm  Văn phòng
Cao su lưu hóa 10 mm
Bông AK Polyester 30 mm
Túi khí cách âm P1
Thạch cao tấm Thái 9 mm
4 Gói cách âm cao cấp (Advanced) m2 <50 750.000  Phòng hát gia đình VIP
Khung xương Vĩnh Tường >100 720.000  Karaoke chuẩn
Cao su non 10 mm  Phòng thu
Cao su lưu hóa 20 mm  Studio
Bông AK Polyester A50
Túi khí cách âm P1
Thạch cao tấm Thái 9 mm
5 Gói cách âm đặc biệt (Supper) m2 <50 830.000  Bar
Khung xương Vĩnh Tường >100 800.000  Karaoke VIP
Cao su non 10 mm  Phòng thu VIP
Cao su lưu hóa 30 mm  Kiểm thính
Xốp cách âm PE-OPP 10 mm có lớp bạc
Bông AK Polyester A50
Túi khí cách âm P1
Thạch cao tấm Thái 9 mm

Ghi chú:

  • Nỉ nhập ngoại + 60.000 VNĐ/m2, Nỉ chống cháy + 120 VNĐ/m2, khung xương sắt + 100 VNĐ/m2
  • Giá gỗ chịu ẩm +50 VNĐ/m2, giá gỗ veneer sơn PU + 200 VNĐ/m2, xương sắt +200 VNĐ/m2
  • Giá trên chưa bao gồm VAT, chi phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
  • Bảng báo giá trên chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ hotline của An Tâm để được tư vấn chính xác và báo giá tốt nhất.

7 Phương pháp cách âm phòng ngủ đơn giản bằng các đồ nội thất

Bên cạnh sử dụng những vật liệu cách âm, các bạn có thể tăng tính cách âm cho không gian phòng ngủ bằng cách lựa chọn các đồ nội thất phòng ngủ có tính cácn âm cao. Sau đây là 7 nội thất sẽ hô biến căn phòng ngủ của bạn trở nên yên tĩnh, thoải mái hơn:

1. Sử dụng rèm, màn cách âm

Sử dụng rèm, màn cách âm
Sử dụng rèm, màn cách âm

Sử dụng rèm, màn cách âm cho cửa sổ, cửa ra vào là 1 sự lựa chọn bạn nên cân nhắc. Những tấm rèm 2 lớp, có cấu tạo đặc biệt sẽ giúp cách âm hiệu quả hơn cho căn phòng ngủ. Ngoài ra, rèm và màn còn giúp trang trí cho căn phòng, thể hiện được nét cá tính và gu thẩm mỹ của riêng mình.

2. Lặp đặt cửa phòng ngủ cách âm

Lắp đặt cửa cách âm cho phòng ngủ là giải pháp thường được sử dụng hiện nay. Thông thường âm thanh thường “lẻn” ra ngoài ở cửa chính. Vì thế bạn nên chọn các hệ thống cửa gỗ, cửa khóa cách âm sẽ là giải pháp tối ưu cho trường hợp này.

3. Sơn tường bằng sơn hấp thụ âm

Sơn hấp thụ âm có khả năng hấp thụ lên đến 30% âm thanh, đồng thời âm thanh sẽ bị giảm trong và ngoài căn phòng. Loại sơn này bạn hoàn toàn có thể tìm mua được ở những của hàng sơn. Cách thức sơn phủ giống với cách sơn thông thường.

4. Bịt các khe hở ở cửa

Trước tiên, bạn cần phải kiểm tra các khe hở bằng đèn pin. Cần 2 người phối hợp để thực hiện bước kiểm tra này. 1 người sẽ đứng ở ngoài và chiếu vào các khe cửa 1 người sẽ đứng trong để kiểm tra xem những vết hở và đánh dấu lại những vết hở sau đó sử dụng keo để bịt lại. Lưu ý đừng cố gắng xử lý hết những khe hở nhỏ ở vị trí tiếp giáp giữa cửa với sàn.

5. Lắp vật liệu Door Sill hoặc Door Sweep cách âm

Nếu giữa sàn và cửa có khe hở bạn có thể dùng thử door sill hoặc door sweep để ngăn âm thanh đi qua khoảng trống này. Bên cạnh đó, bạn có thể lắp thêm các gioăng cao su bao quanh cửa để hạn chế âm thanh lọt qua nơi tiếp giáp giữa cửa và khung.

6. Thay thế bằng hệ kính cách âm

Nếu phòng bạn đang có những khung cửa kính hãy kiểm tra và thay thế bằng hệ kính cường lực hoặc kính dán để tăng khả năng cách âm cũng như tránh việc có vật va đập vào do gió bão. Để tạo không gian riêng tư, bạn nên lựa chọn những tấm kính mờ cho căn phòng ngủ.

7. Đặt tấm thảm trước cửa ra vào

Đặt tấm thảm trước cửa ra vào
Đặt tấm thảm trước cửa ra vào

Những tấm thảm sẽ giúp chặn âm thanh ma sát giữa cửa và sàn khi đóng, mở. Những âm thanh khó chịu khi đóng mở cửa thường xuất hiện ở các mặt sàn gỗ và sàn gạch. Lúc này những tấm thảm sẽ đóng vai trò hấp thụ âm thanh phát ra từ dưới cửa giúp giảm thiểu âm thanh trong phòng.

1 số lưu ý khi tự làm phòng cách âm tại nhà

Để mang đến 1 không gian sống thoải mái nhất cho cả gia đình bạn nên lưu ý những điều sau đây khi làm phòng cách âm tại gia:

  • Cách âm nên đi liền với tiêu âm
  • Nên lắp máy lạnh, các thiết bị diệt khuẩn, khử mùi bởi vì phòng cách âm khá bí bách.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ
  • Lưu ý về các nguồn điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người trong phòng cách âm.

Với những tính năng vượt trội trên cho việc thiết kế phòng cách âm, chắc bạn cũng đã tìm được cho mình giải pháp phù hợp với mình rồi chứ. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc về hệ thống cách âm Cách Nhiệt An Tâm, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CHỐNG NÓNG AN TÂM
Văn phòng giao dịch: 51/26/20 đường Vườn Lài nối dài, P.Thạnh Lộc, Q.12
Địa chỉ kho hàng TPHCM: 79 Vườn Lài (Nối Dài) Phường Thạnh Lộc Quận 12 Tp Hồ Chí Minh
Chi nhánh HN: Ngõ 176 đường Cao Lỗ, xã Uy Lỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Điện thoại: 028.3720.3028 – Fax: 028.6282.0433
Hotline:

*Chi nhánh miền Nam:

0901.37.34.39  Ms. Thủy 

0943.44.22.07 Mr. Định

0911.78.28.28 Ms. Thúy

0911 78 86 68 Ms. Khánh

0934 090 593 Ms. Phương

0933.156.195 Ms. Tiên

0707.34.36.39 Mrs. Hảo

*Chi nhánh miền Bắc:

08 42 8082 88 Ms.Thảo

08.47.80.82.88 Ms.Thảo Vũ

08.49 80 80 82 Mrs.Hùng

0901.47.66.67 Ms.Uyên

Email: cachamchongnong@gmail.com

Website: https://cachnhietantam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web Cách Nhiệt An Tâm sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt nhất. Bằng cách "Chấp nhận", bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của Cách Nhiệt An Tâm. Chân thành cám ơn bạn!